Tài liệu + Video bài giảng + Giải đáp
Học Kinh Dịch sẽ biết được đâu là đường đi, từ đó mà cố gắng. Chứ kiểu đâm đầu mà cố gắng cuối cùng chẳng về đâu, xong pha vài lần đã hết một đời người. Biết Gió hướng nào mà thuận theo nên mới được thuận buồm xuôi gió.
Kinh Dịch có muôn ngàn ứng dụng, mà có thể nói gọn trong 2 câu: Quyết Sự Hoài Nghi – Định Điều Do Dự.
Ngày xưa ấy, Nguyễn Bỉnh Khiêm (Trạng Trình) nhìn đàn kiến đi nói ý Dịch: “Hoành sơn nhất đáy, khả dĩ dung thân” đã cứu Nguyễn Hoàng một pha lịch sử.
Mượn gió bẽ măng chính là đây! Ta mượn ý trời thời thông qua Quẻ Dịch mà tiến hành việc của bản thân.
KHI NÀO NÊN DÙNG QUẺ DỊCH
Thiên Cơ máy động trong Nhân Cơ (Nhiều người thường gọi là giờ động tâm là đây)
Khi ta khởi sự tạo tác một việc gì nếu thấy lòng đắn đo, lưỡng lự, lo ngại, không yên… gọi là “Thiên Cơ máy động trong Nhân Cơ” (Bộ máy khách quan thông giao cảm ứng với bộ máy chủ quan của ta) là lúc ta cần sử dụng Lý Dịch để hiểu biết sự Hóa Thành ra sao, nhằm có sự chuẩn bị, né tránh, giảm bớt mọi rủi ro, thành – bại trong cuộc sống.
Dịch Lý là lý của Biến Hóa – Hóa Thành của Vạn Hữu, nên mọi động tĩnh sống động của muôn loài vạn vật đều được nhận biết qua Lý Dịch. Nên người học Dịch có thể “thông dịch tiếng nói của thượng cầm hạ thú” qua Sự “Động – Tĩnh” thường ngày trong cuộc sống.
Sáng mọc chiều lặn là Mặt Trời. Bận rộn bôn ba là Cuộc Đời. Đường dài đến mấy cũng có đoạn cuối, khổ đau đến mấy cũng sẽ hết. Tất cả rồi sẽ đổi thay. Khi vui vẻ thì cố gắng giữ gìn, khi buồn thì cố gắng vượt qua, khi hạnh phúc cố gắng trân trọng. Khi nào CỐ GẮNG khi nào BUÔNG LƠI?
Dịch Học Sĩ
Võ Thanh Nhã – cố vấn ở các lĩnh vực: đầu tư, thương mại, phát triển bản thân, mối quan hệ, nhân lực, nguồn lực, tranh đấu.
Ví như thường ngày con cái ta cũng cẩn thận ngoan ngoãn. Bỗng nhiên có một ngày nó đụng cái gì cũng đổ bể thì ngày đó gọi là Động.
Ví như ta có người thân quen thường ngày ăn nói cũng tử tế bình thường. Bỗng nhiên có một ngày phát lên nói một câu nghe lạ tai vui vẻ khác thường thì gọi là Động.
Ví như ta có một nhân viên có tính năng động vui vẻ. Bỗng nhiên có một ngày anh ta trầm lặng hẳn, không nói gì đến ai thì gọi là Động.
Ví như bầu trời thường ngày cũng bao vì sao nhấp nháy lung linh. Bỗng nhiên đêm nay có một vì sao băng, xẹt xuất hiện thì gọi là Động.
Ví như con Lu vật nuôi trong nhà thường ngày khi ta về nó chạy ra mừng vui vẫy đuôi quấn quýt. Nhưng hôm nay ta về nó lại sủa khác thường xem ta như người xa lạ thì gọi là Động.
Ví như ta đang ngồi làm việc trong nhà bình thường như mọi ngày. Bỗng nhiên hôm nay có con thằng lằn rơi xuống trúng ta giật mình thì gọi là Động.
Khi có những hiện tượng Động Tĩnh như trên, dân gian còn thường gọi là ĐIỀM. Ta cần lấy Quẻ Dịch để “thông dịch tiếng nói của Tạo Hóa”. Mượn những hiện tượng Động Tĩnh trên để nhắn nhủ đến chính người đó một điều hung (xấu) hay cát (tốt). Nhằm cho ta có sự chuẩn bị đón nhận hay né tránh…
Tâm ta thường khó ổn định, loạn tâm khó đoán được chính xác. Nội lực suy yếu dần khi dùng theo pháp động tâm.
Vì vậy, nếu bạn là người học Huyền Môn, nên rèn luyện thân tâm cho vững. Giới hạn số lần phán đoán trong ngày, hay cần những ngày đặc biệt để nghỉ ngơi (theo lá số Bát Tự cho phù hợp)
Dùng ngoại cảnh, ứng động tâm là tuyệt đối chính xác.
Vì thế khi giá trị của bạn tăng lên, hãy giữ cho mình luôn khiêm tốn và nói ít hơn…
Bạn đam mê Kinh Dịch, Phong Thủy, Tử Vi, Bát Tự, Thần Số Học hay các bộ môn huyền học khác? Bạn muốn khám phá những tri thức cổ xưa để ứng dụng vào cuộc sống?
Anh Minh – một nhân viên marketing ở tuổi 35 – đang rơi vào giai đoạn khủng hoảng nghề nghiệp. Sau gần 10 năm làm việc trong lĩnh vực truyền thông, anh bắt đầu cảm thấy bế tắc, thiếu cảm hứng và đặc biệt là không còn tìm thấy ý nghĩa trong những dự án mình đang tham gia.
Một ngày nọ, tình cờ anh đọc được một bài viết về Kinh Dịch, trong đó nhấn mạnh rằng “mọi sự biến dịch trong cuộc đời đều có thể soi chiếu qua quẻ Dịch để tìm đường đi đúng đắn”. Dù chưa hiểu nhiều, anh quyết định xin một quẻ để soi sáng con đường sự nghiệp.
“Đồng nhân vu dã, thanh. Xuyên đại xuyên, lợi tráng nhân chi trinh.”
Tạm hiểu: Đồng lòng cùng người nơi đồng nội, hanh thông. Vượt sông lớn, có lợi cho người quân tử giữ vững chính đạo.
Thông điệp chính: Đây là thời điểm thích hợp để tìm kiếm cộng sự, hợp tác với những người cùng chí hướng. Một mình thì khó thành công, nhưng nếu biết “đồng nhân” thì sẽ mở ra cơ hội mới.
Nếu tiếp tục đơn độc trong môi trường hiện tại, anh Minh sẽ chỉ thêm mệt mỏi. Nhưng nếu mạnh dạn chuyển sang một môi trường mới, nơi có những người cùng tầm nhìn, cùng lý tưởng, thì sự nghiệp sẽ khởi sắc.
Sau khi nghiền ngẫm quẻ và lắng nghe trực giác, anh Minh bắt đầu kết nối lại với một vài người bạn cũ từng có ý định khởi nghiệp trong lĩnh vực giáo dục – một ngành anh đã từng mơ ước nhưng chưa từng dám theo đuổi. Anh đề nghị thử sức, đóng góp chuyên môn về marketing để phát triển thương hiệu giáo dục cộng đồng cho nhóm bạn.
Thời gian đầu khá gian nan, nhưng điều kỳ diệu là anh cảm thấy vui trở lại, có động lực học hỏi và cống hiến. Sau 6 tháng, dự án phát triển nhanh chóng, anh Minh chính thức rời bỏ công việc cũ, trở thành đồng sáng lập một startup giáo dục.
đã giúp tôi tìm được con gà mái đang “chơi trò trốn tìm”
Trưa nay vào khoảng 11 giờ 30 ngày 24 tháng 6 năm 2021. Giờ Tĩnh – Thăng
Trong đàn gà nho nhỏ của tôi ở quên nhà. Uh thì… đang đại dịch, saigon giãn cách, tôi về quê gần 2 tháng nay. Con gà mái màu đen bị thất lạc, đoán là nó trốn đi ấp trứng rồi. Ấp chỗ nào trong nhà thấy còn biết, chớ ấp xa xa không biết đâu mà tìm, mà giúp nó.
Thấy Mẹ tôi đi tìm hết 2 vòng, tôi thì đang xem Bát Tự cho các thành viên nhóm… Thôi tạm dừng để tìm gà cái. Sẵn đang tính toán Âm Dương Ngũ Hành. Nhìn đồng hồ và tính ra quẻ Tỉnh – Thăng. Tôi đoán đâu đó ở khu vực Giếng, mà Giếng nhà tôi đóng rồi. Khả năng thứ 2 là cái ao nhỏ nhỏ tháng rồi tôi đào nuôi cá, mà chỗ này thì thoáng, và nắng thì sao ấp được.
Suy ngẫm về Tĩnh: nơi có nước tĩnh lặng. Thì bên hong nhà tôi có 1 cái đường nước, quê tôi gọi là cái mương. Thăng là bay lên, nhô lên thì tôi đến ngay cái góc cua ngang của cái mương. Quả nhiên con gà nằm ở ngay đó.