HỌC KINH DỊCH

Biết dịch là thông thiên hạ.
Biết lượng thiên xích là thông hết mọi điều.
Biết kỳ môn là thâu tóm mọi vật trong thiên hạ.
Biết phong thủy là cải số cả dòng họ.
Biết y thuật chữa được mọi bệnh tật.

Sáng mọc chiều lặn là mặt trời, bận rộn bôn ba là cuộc đời. Đường dài đến mấy cũng có đoạn cuối, khổ đau đến mấy cũng sẽ hết. Tất cả rồi sẽ đổi thay. Khi vui vẻ thì cố gắng giữ gìn, khi buồn thì cố gắng vượt qua, khi hạnh phúc cố gắng trân trọng. Vậy thì khi nào CỐ GẮNG khi nào BUÔNG LƠI?

Thiên Cơ máy động trong Nhân Cơ (Nhiều người thường gọi là giờ động tâm là đây)

Khi ta khởi sự tạo tác một việc gì nếu thấy lòng đắn đo, lưỡng lự, lo ngại, không yên… gọi là “Thiên Cơ máy động trong Nhân Cơ” (Bộ máy khách quan thông giao cảm ứng với bộ máy chủ quan của ta) là lúc ta cần sử dụng Lý Dịch để hiểu biết sự Hóa Thành ra sao, nhằm có sự chuẩn bị, né tránh, giảm bớt mọi rủi ro, thành – bại trong cuộc sống.

Dịch Lý là lý của Biến Hóa – Hóa Thành của Vạn Hữu, nên mọi động tĩnh sống động của muôn loài vạn vật đều được nhận biết qua Lý Dịch. Nên người học Dịch có thể “thông dịch tiếng nói của thượng cầm hạ thú” qua Sự “Động – Tĩnh” thường ngày trong cuộc sống.

Giải quyết các vấn đề như sau:

1/ Tri thiên mệnh để tận nhân lực.
2/ Tình huống phân vân chưa biết quyết định lựa chọn nào cho tốt?
3/ Định sự chân giả.
4/ Biết ý người.
5/ Hướng giải quyết tình huống vấn đề.
6/ Chọn ngày giờ tốt để khởi sự.

Để nhận biết sự động và tĩnh ta áp dụng quy tắc “Đồng lấy dị mà luận – Dị lấy đồng mà quy”: Khi sự giống nhau nhiều thì ta lấy điểm khác biệt mà luận – Khi sự khác nhau nhiều thì ta lấy điểm giống nhau mà chọn.

Sự diễn biến thường hằng mỗi ngày như mọi ngày thì gọi là Tĩnh, và trong sự tĩnh đó bỗng nhiên có một ngày xảy ra chuyện khác thường thì ngày đó gọi là Động.

Ví như anh A mỗi ngày làm việc đều đặn bình thường, nhưng có một ngày bỗng nhiên cảm thấy lòng bất yên, khó chịu, lo lắng …thì gọi là Động.

Ví như thường ngày con cái ta cũng cẩn thận ngoan ngoãn, bỗng nhiên có một ngày nó đụng cái gì cũng đổ bể thì ngày đó gọi là Động.

Ví như ta có người thân quen thường ngày ăn nói cũng tử tế bình thường bỗng nhiên có một ngày phát lên nói một câu nghe lạ tai vui vẻ khác thường thì gọi là Động.

Ví như ta có một nhân viên có tính năng động vui vẻ, bỗng nhiên có một ngày anh ta trầm lặng hẳn, không nói gì đến ai thì gọi là Động.

Ví như bầu trời thường ngày cũng bao vì sao nhấp nháy lung linh bỗng nhiên đêm nay có một vì sao băng, xẹt xuất hiện thì gọi là Động.

Ví như con Lu vật nuôi trong nhà thường ngày khi ta về nó chạy ra mừng vui vẫy đuôi quấn quýt, nhưng hôm nay ta về nó lại sủa khác thường xem ta như người xa lạ thì gọi là Động.

Ví như ta đang ngồi làm việc trong nhà bình thường như mọi ngày bỗng nhiên hôm nay có con thằng lằn rơi xuống trúng ta giật mình thì gọi là Động.

Khi có những hiện tượng Động Tĩnh như trên, dân gian còn thường gọi là điềm thì là lúc ta cần lấy Quẻ Dịch để “thông dịch tiếng nói của Tạo Hóa” đã mượn những hiện tượng Động Tĩnh trên để nhắn nhủ đến chính người đó hoặc cho tập thể nào đó một điều hung (xấu) hay cát (tốt) nhằm cho ta có sự chuẩn bị đón nhận hay né tránh…

KINH DỊCH CÓ NHỮNG ỨNG DỤNG NÀO?

Ứng Dụng Kinh Dịch, Kinh Dịch có những ứng dụng nào? Hỏi tới hỏi lui kiểu khác như: Bạn học Kinh Dịch để làm gì? Bạn học Kinh Dịch với mong muốn thế nào?

Cái kiểu hỏi này tôi đã dùng cho rất nhiều bạn mới bắt đầu tìm hiểu Kinh Dịch, cũng như bạn học cũ lâu năm tôi vẫn hay hỏi lại.

Bạn biết không? Đa phần nhận được các kiểu trả lời thế này:

  • Học Kinh Dịch để hiểu quy luật tự nhiên
  • Biết Dịch rồi giúp đỡ mọi người, người thân, bạn bè
  • Biết Dịch là thông thiên hạ, biết mọi điều xấu tốt

Thôi bạn ơi! Được rồi! Để hôm nay tôi tổng hợp giúp bạn những ứng dụng thiết thực sau khi bạn học biết 64 Quẻ Kinh Dịch nhé!

Dự Đoán Tương Lai: Kinh Dịch được sử dụng như một công cụ dự đoán tương lai. Chúng ta đặt câu hỏi và sau đó Gieo Quẻ, Giải Quẻ để luận đoán tương lai sự việc, các xu hướng diễn biến của sự việc mà ta muốn biết.

Phân Tích Tâm Linh: Kinh Dịch được sử dụng để nghiên cứu và phân tích tâm linh. Nó cung cấp những tri thức sâu sắc về tâm hồn, con người, và mối quan hệ giữa con người và vũ trụ. Ở một góc độ Triết Học thì Kinh Dịch lý giải rất nhiều các quy luật… mà đây là cái thứ khó nuốt nhất của số đông đến với Dịch Học.

Lãnh Đạo và Quản Lý: Nhiều lãnh đạo và quản lý sử dụng Kinh Dịch để tìm hiểu về cách ra quyết định và đối diện với những thách thức trong công việc và cuộc sống.

Khi còn là sinh viên khoa Quản Trị Kinh Doanh, trong môn học Quản Trị, khi đến phần đưa ra quyết định, thì Giáo Sư có nhắc đến Kinh Dịch. Bạn dùng các công cụ phân tích SWOT, TOWS và sau đó kết hợp Gieo Quẻ để đưa ra các quyết định, cũng như phương pháp thực thi.

Phát Triển Cá Nhân: Kinh Dịch cung cấp cho người đọc một cái nhìn sâu sắc về bản thân, giúp họ hiểu rõ hơn về khả năng, hạn chế, và cách phát triển bản thân. Đạo lý ẩn tàng trong 64 Quẻ Dịch chứa đựng các phương pháp rèn luyện, phát triển bản thân rất vi diệu.

Ví như Quẻ CÁCH _ PHONG là ý muốn bạn cần thay đổi cho được mùa, được bộ áo mới. Đến lúc bạn cần thay đổi phong cách rồi đó!

Nghiên Cứu Triết Học: Nó được sử dụng trong nghiên cứu triết học và tôn giáo, bởi vì nó chứa nhiều khía cạnh về tư duy triết học và tôn giáo của Trung Quốc.

Học Tập Và Giảng Dạy: Kinh Dịch được sử dụng trong giáo dục và giảng dạy, đặc biệt trong các khóa học về triết học Đông Á và văn hóa Trung Quốc. Với bạn nào thích tìm hiểu về văn hóa thì cần học Kinh Dịch để dễ dàng lý giải. Riêng tôi thấy xem các phim Đạo Mộ, Ma Thổi Đèn mà không biết Kỳ Môn, 64 Quẻ Kinh Dịch, Bát Quái thì khó hiểu thật.

Tư duy Sáng Tạo: Một số người sử dụng Kinh Dịch để thúc đẩy tư duy sáng tạo. Cách nó hoạt động có thể giúp mở rộng tư duy và tìm ra các giải pháp mới. Không bên vực Kinh Dịch hay tung hô về 64 Quẻ Dịch, quả nhiên đây là phương pháp luận sáng tạo. Hãy nhìn sự Nhân Đôi của các Tế Bào từ 2, 4, 8, 16, 32, 64, 128, 256, 512, 1024, … đây là hệ nhị phân quen thuộc đúng không?

Y Học Cổ Truyền: Trong y học cổ truyền Trung Quốc, Kinh Dịch được sử dụng để phân đoạn và chẩn đoán bệnh tình dựa trên các khía cạnh tâm linh và thể chất.

Tôi tiết lộ chút nhé! Bạn thấy thầy bắt mạch, cần tay nghe mạch tượng, cảm nhận… Biết bệnh gì mới lạ! Họ chỉ đang giả vờ che đi hành động GIEO QUẺ.

Đoạn Đường Tôi Đi

Tốt nghiệp năm 2013 tại Đại học Công Nghiệp TPHCM – IUH.

– Chuyên Ngành: Marketing, Quản Trị Kinh Doanh.

Digital Marketing: tạo chiến dịch quảng cáo, SEO Google, xây dựng, biên tập nội dung fanpage… được huấn luyện tại IMGroup – Nguyễn Minh Đức.

HUYỀN HỌC

– Phong Thủy: thầy Hoàng Long
– Dịch Lý Học: thầy Thanh Hải, thầy Đức Phú
– Thiết Kế Nội Thất Vượng Tài: thầy Nam Khánh

PHÁT TRIỂN SỰ NGHIỆP

2009 – Tổ chức sự kiện tại Duc Tu Co., Ltd.

2011 – 2013: Trợ lý tổng giám đốc tại công ty phần mềm Khoa Lam Co., Ltd.

2014: Tư vấn triển khai dự án tái cấu trúc xưởng sản xuất nước sơn theo phương pháp 5S tại công ty Tân Hồng Phát Co Ltd.

2015 – Đến nay: DIỄN GIẢ – CỐ VẤN