Tài liệu + Video bài giảng + Giải đáp
Học Kinh Dịch sẽ biết được đâu là đường đi, từ đó mà cố gắng. Chứ kiểu đâm đầu mà cố gắng cuối cùng chẳng về đâu, xong pha vài lần đã hết một đời người. Biết Gió hướng nào mà thuận theo nên mới được thuận buồm xuôi gió.
Kinh Dịch có muôn ngàn ứng dụng, mà có thể nói gọn trong 2 câu: Quyết Sự Hoài Nghi – Định Điều Do Dự.
Ngày xưa ấy, Nguyễn Bỉnh Khiêm (Trạng Trình) nhìn đàn kiến đi nói ý Dịch: “Hoành sơn nhất đáy, khả dĩ dung thân” đã cứu Nguyễn Hoàng một pha lịch sử.
Mượn gió bẽ măng chính là đây! Ta mượn ý trời thời thông qua Quẻ Dịch mà tiến hành việc của bản thân.
KHI NÀO NÊN DÙNG QUẺ DỊCH
Thiên Cơ máy động trong Nhân Cơ (Nhiều người thường gọi là giờ động tâm là đây)
Khi ta khởi sự tạo tác một việc gì nếu thấy lòng đắn đo, lưỡng lự, lo ngại, không yên… gọi là “Thiên Cơ máy động trong Nhân Cơ” (Bộ máy khách quan thông giao cảm ứng với bộ máy chủ quan của ta) là lúc ta cần sử dụng Lý Dịch để hiểu biết sự Hóa Thành ra sao, nhằm có sự chuẩn bị, né tránh, giảm bớt mọi rủi ro, thành – bại trong cuộc sống.
Dịch Lý là lý của Biến Hóa – Hóa Thành của Vạn Hữu, nên mọi động tĩnh sống động của muôn loài vạn vật đều được nhận biết qua Lý Dịch. Nên người học Dịch có thể “thông dịch tiếng nói của thượng cầm hạ thú” qua Sự “Động – Tĩnh” thường ngày trong cuộc sống.
Sáng mọc chiều lặn là Mặt Trời. Bận rộn bôn ba là Cuộc Đời. Đường dài đến mấy cũng có đoạn cuối, khổ đau đến mấy cũng sẽ hết. Tất cả rồi sẽ đổi thay. Khi vui vẻ thì cố gắng giữ gìn, khi buồn thì cố gắng vượt qua, khi hạnh phúc cố gắng trân trọng. Khi nào CỐ GẮNG khi nào BUÔNG LƠI?
Dịch Học Sĩ
Võ Thanh Nhã – cố vấn ở các lĩnh vực: đầu tư, thương mại, phát triển bản thân, mối quan hệ, nhân lực, nguồn lực, tranh đấu.
Ví như thường ngày con cái ta cũng cẩn thận ngoan ngoãn. Bỗng nhiên có một ngày nó đụng cái gì cũng đổ bể thì ngày đó gọi là Động.
Ví như ta có người thân quen thường ngày ăn nói cũng tử tế bình thường. Bỗng nhiên có một ngày phát lên nói một câu nghe lạ tai vui vẻ khác thường thì gọi là Động.
Ví như ta có một nhân viên có tính năng động vui vẻ. Bỗng nhiên có một ngày anh ta trầm lặng hẳn, không nói gì đến ai thì gọi là Động.
Ví như bầu trời thường ngày cũng bao vì sao nhấp nháy lung linh. Bỗng nhiên đêm nay có một vì sao băng, xẹt xuất hiện thì gọi là Động.
Ví như con Lu vật nuôi trong nhà thường ngày khi ta về nó chạy ra mừng vui vẫy đuôi quấn quýt. Nhưng hôm nay ta về nó lại sủa khác thường xem ta như người xa lạ thì gọi là Động.
Ví như ta đang ngồi làm việc trong nhà bình thường như mọi ngày. Bỗng nhiên hôm nay có con thằng lằn rơi xuống trúng ta giật mình thì gọi là Động.
Khi có những hiện tượng Động Tĩnh như trên, dân gian còn thường gọi là ĐIỀM. Ta cần lấy Quẻ Dịch để “thông dịch tiếng nói của Tạo Hóa”. Mượn những hiện tượng Động Tĩnh trên để nhắn nhủ đến chính người đó một điều hung (xấu) hay cát (tốt). Nhằm cho ta có sự chuẩn bị đón nhận hay né tránh…
Tâm ta thường khó ổn định, loạn tâm khó đoán được chính xác. Nội lực suy yếu dần khi dùng theo pháp động tâm.
Vì vậy, nếu bạn là người học Huyền Môn, nên rèn luyện thân tâm cho vững. Giới hạn số lần phán đoán trong ngày, hay cần những ngày đặc biệt để nghỉ ngơi (theo lá số Bát Tự cho phù hợp)
Dùng ngoại cảnh, ứng động tâm là tuyệt đối chính xác.
Vì thế khi giá trị của bạn tăng lên, hãy giữ cho mình luôn khiêm tốn và nói ít hơn…
Bạn đam mê Kinh Dịch, Phong Thủy, Tử Vi, Bát Tự, Thần Số Học hay các bộ môn huyền học khác? Bạn muốn khám phá những tri thức cổ xưa để ứng dụng vào cuộc sống?